Tỉnh Bắc Giang đã ban hành Chiến lược phát triển nông nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035; xác định sẽ trở thành tỉnh có vùng cây ăn quả trọng điểm quốc gia; quyết tâm hành động theo đuổi mục tiêu dựa trên tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực, đặc trưng như: Vải thiều, các loại cây có múi, các sản phẩm OCOP của tỉnh. Đặc biệt Bắc Giang được coi là “thủ phủ” trái cây ở miền Bắc Việt Nam và là “kinh đô” của vải thiều với diện tích, sản lượng được tiêu thụ lớn nhất cả nước.
Trong thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các cơ quan, ban ngành, hiệp hội doanh nghiệp và các địa phương trong tỉnh, Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh đã vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy lòng yêu nước, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam; tích cực đầu tư, sản xuất, cung ứng sản phẩm, hàng hóa có chất lượng cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp trên thế giới, tác động không nhỏ đến nhiều hoạt động lưu thông hàng hóa của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tỉnh Bắc Giang đang trong mùa thu hoạch vải thiều và các sản phẩm nông nghiệp, do vậy cần tích cực đẩy mạnh các biện pháp xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, mở rộng đường ra thế giới.
Nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện nội dung Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; ngày 25/11/2016, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo "Kết nối trái cây với các kênh phân phối" tại Ngày hội trái cây huyện Lục Ngạn lần thứ nhất, năm 2016.
Ngày 31/7/2009, Bộ Chính trị ban hành Thông báo Kết luận số 264-TB/TW về tổ chức Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Cuộc vận động có mục đích là: "Phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu"; với 04 nhiệm vụ và giải pháp cơ bản.